KINH DOANH SƠN CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?

Kinh doanh sơn nước được xem là một trong những lựa chọn khởi nghiệp thông minh và mang đến nhuận cao, ổn định. Kinh doanh sơn đặc biệt phù hợp với tốc độ phát triển đô thị hóa, nhu cầu về sơn trang trí là cực kỳ lớn hiện nay. Bạn hãy tham khảo ngay những thông tin cần thiết qua bài viết sau để sẵn sàng với kế hoạch kinh doanh sơn nước tương lai

Điều kiện mở cửa hàng và làm đại lý sơn nước:

Có mặt bằng kinh doanh

Điều đầu tiên, bạn cần xác định khu vực kinh doanh cũng như mặt bằng kinh doanh thuận lợi khi muốn trở thành đại lý kinh doanh sơn nước. Những khu vực này đảm bảo rộng rãi, thông thoáng, xe lớn dễ di chuyển để giao - nhận hàng hóa. Đồng thời thuận tiện cho khách hàng tìm đến để mua sản phẩm đúng với nhu cầu.

Sở hữu số vốn vừa đủ

Kinh doanh sơn nước nói riêng và các sản phẩm trang trí, vật tư xây dựng cần nguồn vốn khá lớn để quá trình kinh doanh, vận hành được diễn ra xuyên suốt. Chính vì thể bạn cần xác định nguồn vốn cùng những chi phí riêng dành cho khoản phát sinh, khả năng tồn đọng nợ do các đối tác, nhà thầu chậm chi trả... để có thể đảm bảo quá trình kinh doanh của đại lý.

Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu hàng tháng

Đại lý cần đặt ra những mục tiêu nhất định cho hàng tháng, quý, năm. Thường xuyên cải thiện để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhân công nhằm đảm bảo chi tiêu kinh doanh mong muốn cho hàng tháng.

Kinh doanh sơn nước cần chú ý điều gì?


Hãy trang bị các kiến thức liên quan đến sơn nước trước khi mở đại lý

Chuẩn bị vốn đầu tư và khoản dự phòng

Kinh doanh sơn nước hay bất cứ sản phẩm nào khác đều cần có vốn đầu tư thích hợp. Chuẩn bị sẵn sàng về tài chính sẽ giúp bạn tự chủ và an tâm hơn để bắt đầu các bước tiếp theo bao gồm:

Trước khi mở cửa hàng sơn nước, bạn cần Tính toán cụ thể mức lợi nhuận và dự kiến mức lợi nhuận cụ thể sau 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sau khi kinh doanh. 

Ngoài ra bạn cần phải chuẩn bị một phần tiền dự trữ phòng trường hợp khách hàng của bạn mua sơn đến hạn chưa thanh toán nhưng bạn lại đến kỳ hạn phải thanh toán cho nhà cung cấp sơn. 

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu và tìm hiểu kỹ về khu vực bạn dự định đặt cửa hàng sơn của mình, như lượng dân số có đông không? trong thời gian bạn mở cửa hàng sơn khu vực đó có nhiều công trình xây dựng không? v.v

Tìm hiểu công ty cung ứng sơn


Mỗi công ty sơn có chính sách, quy chuẩn và ưu đãi riêng dành cho cửa hàng sơn nước phân phối sản phẩm của họ. Việc nghiên cứu về sản phẩm sơn cũng như chính sách của các thương hiệu bạn muốn làm đại lý giúp bạn tìm được nguồn hàng ổn định, duy trình hoạt động kinh doanh diễn ra xuyên suốt.

Mở rộng quan hệ trong ngành xây dựng

Bạn cần quan sát, liên kết và nhanh chóng tạo kết nối với những mối quan hệ tiềm năng như hộ gia đình có ý định sơn, sửa nhà; chủ thầu xây dựng, đội ngũ thợ chuyên nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm cửa hàng mình có.

Tìm hiểu kiến thức chuyên môn - Bí quyết kinh doanh thành công

Trang bị các kiến thức liên quan đến sơn như màu sơn nhà đẹp, cách phối màu sơn trong nhà, tính năng các dòng sơn, màu sơn theo phong thủy,…

Bên cạnh đó, bạn cần liên tục cập nhật xu hướng màu sơn mới nhất để nắm bắt thị hiếu khách hàng. Đây cũng là cách giúp bạn tự tin tư vấn khách hàng chọn mua sơn nước phù hợp, mang lại hiệu quả kinh doanh cho đại lý. Đây chính là chìa khóa chiến lược kinh doanh sơn nước mang lại thu nhập khủng.

Kinh doanh sơn nước cần bao nhiêu vốn?

Các khoản chi phí quan trọng khi mở đại lý kinh doanh sơn nước:

Tiền vốn nhập hàng ban đầu

Tùy thuộc vào nhu cầu trở thành đại lý phân phối sơn cấp 1, cấp 2 mà số vốn nhập hàng có những chênh lệch nhất định. Vốn ban đầu có thể giao động từ 30 triệu đến 250tr tùy thuộc vào quy mô và tình hình thực tế của Đại lý tại khu vự đó.



Hiện nay, có hai mô hình đại lý kinh doanh sơn nước bao gồm:

- Đại lý sơn không có máy pha màu

- Đại lý sơn có máy pha màu

Nếu bạn có nguồn vốn không quá nhiều thì có thể chọn khởi đầu với đại lý sơn không có máy pha màu. Với loại hình này, tổng chi phí ban đầu chỉ rơi vào khoảng 30-50 triệu đồng. Chi phí này dùng để nhập số lượng sơn tối thiểu để trở thành đại lý của hãng sơn. 

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này có khuyết điểm chính là sau khi khách hàng chọn màu, đại lý sẽ phải gửi bảng màu về hãng sơn để pha màu sau đó mới giao đến khách hàng. 

Phí mặt bằng, thiết bị, nhân viên

Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng sơn nước mà bạn nhắm đến thì sẽ có những yêu cầu khác nhau về chi phí vận hành. Trong đó bạn cũng cần lưu ý thêm một khoản chi phí dành cho mặt bằng kinh doanh, lương nhân viên, thuế, chi phí điện nước,…

Trong thời điểm hiện nay, khi mà chuỗi Logistic phát triển, khách hàng của bạn khó mà chờ vài ngày để có một thùng sơn cho công trình của họ. Do vậy, để hiệu quả trong việc kinh doanh sơn nhà, bạn nên áp dụng mô hình khuyến nghị bên dưới.

Nếu bạn có nguồn vốn nhiều và muốn chủ động hơn thì có thể nghĩ đến việc đầu tư thêm máy pha màu từ hãng sơn cung cấp. Đây sẽ là một ưu thế lớn vì bạn sẽ không bị phụ thuộc vào thời gian vận chuyển.


Tiền vốn nợ tồn đọng

Thông thường, các nhà thầu sẽ lấy sản phẩm của đại lý và tiến hành thanh toán vào cuối tháng/quý tùy thuộc vào chính sách riêng của từng đại lý với nhà thầu xây dựng. Chính vì thế khi kinh doanh sơn nhà, bạn cần xác định các nhà thầu, đối tác riêng của minh sẽ thanh toán sau mua sản phẩm một thời gian dài, thậm chí trễ hạn thanh toán. Chính vì thế bạn nên yêu cầu đối tác thanh toán khoảng 70% giá trị đơn hàng để chủ động xoay vong vốn.

Chi phí dự phòng cho kinh doanh sơn tường

Đại lý cần đảm bảo có một khoản chi phí riêng để phòng các khoản phí phát sinh trong quá trình kinh doanh sơn phủ.

Cơ chế mở đại lý sơn của các hãng

Tùy thuộc vào chính sách, đãi ngộ riêng, các thương hiệu sản xuất và cung ứng sơn phủ sẽ tạo điều kiện tối đa để các đại lý kinh doanh sơn hiệu quả.

Đối với SƠN VIVA, khi trở thành đại lý phân phối các sản phẩm sơn nước với thương hiệu SƠN VIVA, công tỹ sẽ hỗ trợ đại lý tối đa với các chính sách hỗ trợ sát sao, đảm bao bảo không có đại lý cùng phân phối trong khu vực mà bạn đang kinh doanh nhằm tạo điều kiện tối đa cho kinh doanh hiệu quả.

Kinh doanh sơn nước có lãi không?

Với tốc độ đô thị hóa cao và nhu cầu lớn, việc kinh doanh sơn nói riêng và các sản phẩm ngành xây dựng nói chung đều có tiềm lực phát triển rất lớn. 

Với vấn đề kinh doanh sơn nước có lãi không, điều này phụ thuộc vào tư duy kinh doanh của chủ đại lý sơn. Nếu bạn chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sơn nước kỹ càng kết hợp nhuần nhuyễn với tư duy, kỹ năng cá nhân, hiệu quả kinh doanh sơn có thể vượt ngoài mong muốn của bạn.

Với những cửa hàng sơn nước do SƠN VIVA phân phối, SƠN VIVA cung ứng loạt sản phẩm đa dạng, chính sách ưu đãi và hậu mãi tốt nhất, vận chuyển nhanh chóng. Tất cả vì mục tiêu tối ưu hiệu quả kinh doanh của bạn.